Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

Bạn muốn thiết kế căn phòng bếp đẹp? Vậy thì hãy xem cách bố trí nội thất phòng bếp dưới đây của Minh Long Home để có một căn phòng bếp vừa đẹp vừa tiện lợi, vừa gọn gàng nhưng không kém phần tiện nghi nhé!.

Bố trí tủ bếp như thế nào để hợp lý

Bếp nấu (bao gồm bếp từ, bếp đện, bếp gas) được xem là linh hồn của căn phòng bếp và tủ bếp là nơi đặt bếp từ, bếp điện, bếp gas lên, vì thế để thiết kế một căn phòng bếp đầu tiên chúng ta cần xác định vị trí đặt tủ bếp (đặt bếp nấu) sau đó mới đến những nội thất khác trong căn phòng bếp.

Đối với nhà phố thì tủ bếp có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau, làm nhiều kiểu khác nhau vì làm theo nhu cầu của chủ nhà

Còn đối với căn hộ thì hiện nay đa phần chủ đầu tư đều đã thiết kế sẵn nơi đặt tủ bếp, đi đường ống nước và điện cho chủ căn hộ và bạn có thể thay đổi tuy nhiên sẽ tốn chi phí và có thể phá hỏng kết cấu của căn hộ.

Dù là nhá phố, căn hộ hay biệt thự khi bố trí nội thất phòng bếp hay bố trí tủ bếp bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:

  • Nếu bạn tin phong thủy thì hãy chọn hướng bếp nấu (bếp từ, bếp gas,..) phù hợp với chủ căn nhà, rồi từ đó bố trí chậu rửa cho phù hợp, rồi chọn kiểu dáng tủ bếp, các thiết bị phụ kiện tủ bếp đi kèm
  • Tránh bố trí bếp nấu cạnh cửa sổ, có thể để chậu rửa ngay cạnh cửa sổ
  • Một nguyên tắc quan trọng cần lưu ý khi thiết kế tủ bếp đó là “tam giác bếp”

Nguyên tắc tam giác bếp đây là nguyên tắc được các kỹ thuật sư thiết kế áp dụng rất rất nhiều và được công nhận là nguyên tắc tốt nhất trong thiết kế tủ bếp.

Tam giác bếp bao gồm: bếp nấu, chậu rửa và tủ lạnh. Tam giác này không nên vượt quá 6m để đảm bảo sự tiện lợi cũng như dễ dàng di chuyển khi nấu ăn, dọn dẹp của người đứng bếp. Và bố trí theo thứ tự tủ lạnh – chậu rửa – bếp nấu

Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

 

Bố trí được tủ bếp và tủ lạnh là gần như bạn đã bố trí được toàn bộ nội thất phòng bếp, còn những thiết bị nội thất nhà bếp khác, nếu bạn có một phòng bếp rộng lớn thì có thể thoải mái để nhưng nếu phòng bếp của bạn diện tích hạn chế thì lưu ý những điều sau:

Bố trí thiết bị nội thất nhà bếp đối với phòng bếp nhỏ

Những ngôi nhà căn hộ có diện tích nhỏ, gia chủ phải rất đau đầu để bố trí nội thất phòng bếp, thiết bị nội thất nhà bếp như thế nào để cho có cảm giác rộng rãi nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi. Và để có được căn phòng bếp nhỏ gọn tiện nghi bạn phải lưu ý những điều sau:

  • Hãy thiết kế tủ bếp hình chữ i, với chiều dài tầm 3m bạn đã có thể để bếp từ và chậu vòi một cách thoải mái rồi, tủ bếp chữ i sẽ cho bạn cảm giác không bị chiếm diện tích như chữ L và U

Tủ bếp nhỏ gọn

  • Hãy sử dụng thiết bị nội thất nhà bếp thông minh như: tủ bếp kết hợp với bàn ăn, bàn ăn thông minh gắn tường có khả năng xếp lại

tủ bếp thoogn minh kết hợp bàn ăn

  • Sử dụng phông màu trắng, màu sáng để đánhh lừa thị giác làm cho cảm giác phòng bếp diện tích rộng rãi

Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

  • Làm tủ bếp trên nhỏ gọn, không chiếm diện tích và tiết kiệm chi phí

Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

  • Tối giản hóa mọi vật không dùng đến để không gian phòng bếp đơn giản và rộng rãi hơn

Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

  • Tận dụng những góc nhà, góc căn hộ để làm tủ bếp

Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

5 lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp

Ở trên là những lưu ý đối với bố trí nội thất phòng bếp có diện tích nhỏ gọn bạn cần quan tâm, dưới đây là 5 lưu ý khi bạn thiết kế nội thất phòng bếp nói chung.

Chọn nguồn sáng phù hợp: Hãy bố trí cửa sổ phòng bếp hướng ra vườn hoặc bố trí cạnh tủ bếp một cửa sổ để phòng bếp của bạn có thể có hưởng đầy đủ ánh sáng từ thiên nhiên, ngoài ra cũng nên bố trí đèn điện để cung cấp đầy đủ ánh sáng lung linh vào buổi tối.

Cách bố trí nội thất phòng bếp [hợp lí nhất] cho căn nhà bạn

 

Bố trí nội thất thiết bị khoa học: Hãy bố trí nội thất thiết bị một cách khóa học bằng cách giữ khoảng cách  giữa các thiết bị không quá xa cũng không quá gần.

Phải có khoảng trống: Phòng bếp phải có khoảng trống, phải chừa khoảng trống nhất là nơi đứng nấu nướng phải có không gian hoạt động thoải mái. Mọi ngóc ngách của căn phòng đều cần có sự tận dụng diện tích một cách phù hợp nhất, giảm thiểu tối đa bụi bẩn, bí bách, sự lộn xộn và thiếu ngăn nắp trong căn phòng.

An toàn là trên hết: Khi thiết kế và sắp xếp bất kỳ một không gian nào trong nhà cũng cần lưu ý đến tính an toàn của căn phòng ấy, đặc biệt đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Bàn ghế cần có các góc bo tròn hiện đại và an toàn, sàn nhà chống trơn trượt,… đảm bảo hệ thống điện nước an toàn, chống cháy nổ tối đa cho không gian phòng bếp. Khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, lò vi sóng, tủ lạnh,.. cần sắp xếp vị trí khoa học và đảm bảo sự tiện nghi trong quá trình sử dụng.

Đảm bảo yếu tố phong thủy: Điều tối kỵ khi thiết kế nội thất phòng bếp là đặt vị trí bếp nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ bởi dễ bị gió lùa, không đảm bảo yếu tố “tàng phong thụ khí” lại rất dễ gây hỏa hoạn. Bếp cũng cần cách xa phòng ngủ, vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

    Để lại thông tin để được tư vấn





    0906.764.333