Tủ bếp dưới là phần tủ chính trong hệ tủ bếp hiện nay, vì vậy thiết kế tủ bếp dưới đóng vai trò quan trọng mỗi khi làm nội thất nhà bếp. Dưới đây là chi tiết về tầm quan trọng của tủ bếp dưới, toàn bộ công năng, kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn và các phụ kiện tủ bếp dưới cần thiết. Đặc biệt, Tủ Bếp Minh Long sẽ giới thiệu 25+ mẫu thiết kế tủ bếp dưới đẹp ấn tượng với đầy đủ công năng mà bạn không nên bỏ lỡ!
Tủ bếp dưới có cần thiết? 5 lợi ích thiết kế tủ bếp dưới
Trong nội thất bếp thì tủ bếp dưới đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế làm tăng tính thẩm mỹ, tạo nên không gian lưu trữ gọn gàng và đầy đủ công năng cho gian bếp. Tủ bếp dưới có cần thiết không sẽ được trả lời với 5 lợi ích dưới đây:
- Tối ưu hóa không gian: Tủ bếp dưới tận dụng triệt để không gian phía dưới mặt bàn bếp, biến những khoảng trống vô dụng thành nơi lưu trữ hữu ích.
- Tăng diện tích làm việc: Mặt trên của tủ bếp dưới tạo thành một mặt bàn rộng rãi, là nơi lý tưởng để thực hiện các công việc nấu nướng, sơ chế.
- Tổ chức gọn gàng: Với nhiều ngăn kéo và khoang tủ, tủ bếp dưới giúp bạn sắp xếp đồ dùng nhà bếp một cách có hệ thống, dễ dàng tìm kiếm khi cần.
- Bảo vệ đồ dùng: Tủ bếp dưới giúp bảo quản các vật dụng nhà bếp khỏi bụi bẩn, ẩm ướt và các tác nhân gây hại khác.
- Nâng cao tính thẩm mỹ: Một bộ tủ bếp dưới được thiết kế hợp lý không chỉ tăng tính tiện nghi mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho căn bếp.
Công năng trong thiết kế tủ bếp dưới
Một thiết kế tủ bếp dưới cơ bản cần có những khu vực dưới đây để đảm bảo tiện ích và thao tác nấu nướng tiện lợi nhất.
- Khu vực nấu ăn: Chức năng nấu nướng là công năng cơ bản và cần thiết nhất mà tủ bếp dưới phải có. Bếp nấu có nhiều lựa chọn như bếp ga, bếp điện rời dễ dàng thay đổi hoặc đặt sau khi hoàn thiện tủ bếp. Hoặc bếp âm tủ thẩm mỹ cao nhưng khó thay đổi do kích thước khoét mặt đá tủ bếp dưới cố định từ lúc hoàn thiện.
- Khu vực bồn rửa: Bồn rửa đặt trong tủ bếp dưới đảm nhận vai trò rửa chén, lấy nước, rửa thức ăn. Khu vực này nên được bố trí xa bếp nấu để đảm bảo an toàn cháy nổ và vệ sinh thực phẩm. Đồng thời phải giữ một khoảng cách vừa đủ thuận tiện để di chuyển khi nấu nướng, chuẩn bị.
- Khu vực sơ chế: Khu vực sơ chế thực phẩm thường nằm ở vị trí giữa bồn rửa và bếp nấu trên tủ bếp dưới. Khu vực này cần một khoảng trống đủ rộng trên mặt bàn tủ bếp dưới để đặt thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác.
- Khu vực chứa đồ: Khu vực chứa đồ cũng chính là diện tích lưu trữ đồ dùng của tủ bếp dưới. Tùy vào chiều dài của tủ bếp dưới mà khu vực lưu trữ sẽ càng rộng rãi, tiện nghi và đa dạng. Thông thường khu vực này sẽ được chia ngăn hoặc thêm phụ kiện xoong, kệ…
Các phụ kiện tủ bếp cần có khi thiết kế tủ bếp dưới
Tủ bếp dưới chứa các khu vực chức năng chính và có khả năng lưu trữ nhiều đồ đạc nên bạn gần như có thể lựa chọn một thiết kế bếp không có tủ trên, hoặc một bộ tủ bếp trên dưới đầy đủ cho không gian lưu trữ lớn hơn. Dưới đây là các phụ kiện tủ bếp cần có khi thiết kế tủ bếp dưới đầy đủ công năng:
Bếp từ – Bếp ga – Bếp điện
Bếp nấu nói chung là một thiết bị thiết yếu trong tất cả các bộ tủ bếp, hiện nay có 2 dòng bếp chính là bếp từ, bếp điện và dòng bếp ga. Theo đánh giá của Minh Long thì bạn nên sử dụng dòng bếp điện, vừa tiết kiệm nhiên liệu, an toàn trong quá trình sử dụng mà tính thẩm mỹ của nó cũng đẹp hơn.
Chậu vòi rửa
Chậu rửa cũng là một phần quan trọng trong hệ tủ bếp. Khi thiết kế tủ bếp dưới, các loại chậu rửa được đặt cách bếp nấu một khoảng vừa đủ, đảm bảo sự thuận tiện cho người sử dụng. Chậu rửa được làm từ inox, nhựa hoặc những dòng nguyên liệu chống nước như acrylic.
Khay đựng đũa muỗng
Khay đựng đũa muỗng được chia thành nhiều ô nhỏ, được tích hợp vào ngăn kéo khi thiết kế tủ bế dưới. Phần ngăn kéo này được bố trí ngay dưới bếp nấu hoặc kế bên chậu rửa để thuận tiện sử dụng hoặc bảo quản.
Giá để xoong nồi
Trước đây khi thiết kế tủ bếp dưới còn hạn chế thì phần xoong nồi, chén đĩa ở những căn bếp của gia đình Việc được bắt đinh và treo trực tiếp lên tường bếp. Điều này gây mất thẩm mỹ và xoong nồi bị bám bụi nhiều hơn. Với mẫu thiết kế tủ bếp dưới hiện đại, giá để xong nồi tích hợp vào các ngăn tủ, giúp bảo vệ các bộ dụng cụ sạch sẽ và an toàn hơn.
Thùng gạo thông minh
Thùng gạo thông minh là một sản phẩm hiện đại mới, có thể ứng dụng cả công nghệ cảm biến trong thùng gạo để đo lường lượng gạo sử dụng. Những bộ thùng gạo này có cấu tạo thùng bên trong bằng inox, mặt bên ngoài bằng gương mang lại tính thẩm mỹ cao.
Ngoài những dòng thiết bị nhà bếp hiện đại đã kể trên, bạn cũng có thể bố trí mâm xoay, kệ liên hoan cho một số góc cua của hộc tủ chữ L. Bố trí thùng rác, thiết bị máy rửa bát, lò vi sóng tùy theo diện tích.
Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn
Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn là kích thước chuẩn cố định bao gồm chiều sâu và chiều cao bếp dưới trong kích thước tủ bếp tiêu chuẩn. Trong đó kích thước chiều sâu tiêu chuẩn là để đảm bảo khả năng lưu trữ ba khu vực chức năng gồm bếp, bồn rửa và khu vực sơ chế. Còn chiều cao tiêu chuẩn thì dựa trên chiều cao trung bình 1m60 của người Việt Nam để thuận tiện trong các thao tác nấu nướng, lấy đồ. Ngoài ra chiều cao tiêu chuẩn còn có mục đích để đặt vừa các thiết bị như máy rửa chén, lò vi sóng.
Theo đó, kích thước tủ bếp tiêu chuẩn có số đo như sau:
STT | Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn | |
1 | Chiều sâu tủ bếp dưới | 600mm |
2 | Chiều cao tủ bếp dưới | 860mm |
Kích thước khoang đặt phụ kiện tủ bếp dưới
Kích thước khoang đặt phụ kiện tủ bếp dưới là chiều rộng khoang tủ tối thiểu để đặt các phụ kiện tủ bếp dưới dựa trên kích thước phụ kiện tủ bếp từng loại. Kích thước khoang tủ khớp với phụ kiện tủ bếp là điều cần thiết để mang lại tính thẩm mỹ cao cũng như đảm bảo công năng và độ bền của cả hai.
Bảng kích thước khoang đặt phụ kiện tủ bếp dưới:
STT | Khoang đặt phụ kiện tủ bếp dưới | Chiều rộng |
1 | Khay xoong nồi | 600 – 900mm |
2 | Ngăn chia thìa, dĩa | 450 – 900mm |
3 | Ngăn kéo ray trượt | 300 – 800mm |
4 | Mâm xoay liên hoàn | 700 – 800mm |
5 | Kệ gia vị | 250 – 400mm |
6 | Thùng gạo | 250 – 300mm |
7 | Thùng rác | 300 – 450mm |
8 | Máy rửa chén | 600mm |
Khoảng cách tiêu chuẩn tủ bếp trên và dưới
Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 650mm và chỉ giao động tầm 600 mm – 700mm. Đây là khoảng cách tương đối lý tưởng để người nội trợ có thể sử dụng thoải mái và thuận tiện nhất. Khoảng cách này phù hợp với chiều cao của người Việt Nam.
Khám phá 25+ mẫu thiết kế tủ bếp dưới tiện nghi, ấn tượng nhất
Bài viết dưới đây là tổng hợp hơn 25+ mẫu thiết kế tủ bếp dưới đầy đủ tiện nghi, từ không gian nhỏ cho đến nhà phố rộng rãi. Bạn cũng có thể liên hệ đến Minh Long để thiết kế riêng một bộ tủ bếp dưới cho ngôi nhà của mình nhé!
Tủ bếp Minh Long – Thiết kế tủ bếp dưới chất lượng hàng đầu Việt Nam
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế tủ bếp dưới, đơn vị thi công thiết kế tủ bếp chất lượng thì không nên bỏ qua Tủ bếp Minh Long. Minh Long là một trong những đơn vị thi công thiết kế đã có hơn 5 năm hoạt động trên thị trường, cùng với đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp với quy trình 5 bước rõ ràng.
Tủ bếp Minh Long tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ thiết kế bản vẽ 3D miễn phí, tư vấn phương án thích hợp nhất đến cho khách hàng. Liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
TỦ BẾP MINH LONG – GIẢI PHÁP NỘI THẤT TOÀN DIỆN
SĐT/Zalo: 0906 764 333 – 0906 90 79 86
Showroom: 09 Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh.
Xưởng TP. HCM: 296 Bình Quới, P28, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Xưởng Hải Phòng: Số 45 đường Đẩu Vũ, P. Văn Đẩu, quận Kiến An, TP. Hải Phòng