Gỗ sồi được ứng dụng làm vật liệu sản xuất nội thất như bàn ghế, kệ tivi, tủ bếp, kệ sách,… Tuy nhiên, gỗ sồi có rất nhiều đặc tính và để đảm bảo được độ bền sử dụng lâu dài bạn cần phải ứng dụng đúng và phải hiểu được những ưu điểm và nhược điểm của gỗ sồi cũng như phải hiểu biết về từng loại gỗ sồi đang có mặt trên thị trường hiện nay.
Tìm hiểu gỗ sồi là gì?
Gỗ sồi tự nhiên là gì?
Gồ sồi là một loại gỗ tự nhiên có tên khoa học là Oak Wood. Gỗ sồi được cắt ra từ chính thân cây sồi và là 1 trong những dòng gỗ cứng với hơn 600 loài khác. Gỗ sồi tại thị trường Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Nga, Anh và Thụy Điển.
Cây sồi được trồng rộng rãi, kéo dài từ vùng ôn đới lạnh đến vĩ độ nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ là nơi có số lượng gỗ sồi lớn nhất thế giới với trên 90 loài chủ yếu xuất hiện ở Hoa Kỳ, 160 loài ở Mexico và đứng thứ 2 là Trung Quốc với hơn 100 loài gỗ sồi đặc hữu.
- Thân gỗ sồi thường cao từ 19.5 – 25,5 m, được khai thác khi cây có tuổi thọ trên 80 năm.
- Cây sồi là loại cây có thể sống ở các vùng đất khô, đất cát, sỏi đá những nơi có tầng lớp đất thị mỏng nhất tuy nhiên cây không sinh trưởng được ở các vùng đất trũng đất không thoáng nước. Cây gỗ sồi vẫn sinh trưởng bình được trong nhiều kiểu khí hậu có khi trên mặt đất có phủ một lớp băng tuyết dày, nhiệt độ cây có thể sinh bình thường là từ 7 độ c cho đến 21 độ c. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 13 độ c.
- Cây sồi nở hoa và mọc lá vào cùng một mùa xuân, trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Các loại sồi có lá mọc vòng, hoa kiểu đuôi sóc, ra hoa vào mùa xuân, quả dạng quả kiên được gọi là quả đấu, mỗi quả chứa 1 hạt ( hiếm khi 2 hay 3 hạt) mất khoảng 6 – 18 tháng để chín.
- Cây sồi hiện nay được phân bố và trồng khá rộng rãi tại những vùng ôn đới lạnh với vĩ độ nhiệt đới tại các nước châu Á, châu Mỹ, châu Âu và Bắc Phi. Trong đó, Bắc Mỹ là nơi chiếm số lượng gỗ sồi lớn nhất thế giới lên đến 90 loài ở Hoa Kỳ, 160 loài ở Mexico. Và đứng thứ hai là ở Trung Quốc với hơn 100 loài gỗ sồi đặc hữu.
Gỗ sồi thuộc nhóm mấy?
Ở Việt Nam, thì việc phân loại gỗ được phân theo từng nhóm như nhóm I gồm các loại gỗ quý như gỗ muồng đen, giáng hương, gỗ đỏ, gụ, tùng vv… Các nhóm về sau về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ sẽ kém hơn các nhóm gỗ trước.
Và gỗ sồi thuộc nhóm VII, có trọng lượng nhẹ, dễ thi công và khả năng bắt vít tốt. Ngoài ra, do gỗ còn được sử dụng rất nhiều để làm ra veneer – một dạng vật liệu bề mặt, dùng để dán trên cốt gỗ công nghiệp. Veneer sồi cho phép nhà sản xuất tạo nên đồ nội thất có tính thẩm mỹ cao mà giá cả lại vô cùng phải chăng.
Ưu và nhược điểm của gỗ sồi
Ưu điểm của dòng gỗ sồi
Gỗ sồi tự nhiên được sinh trưởng trong điều kiện thời tiết giá lạnh. Nên quanh năm chúng có thể chịu được sự hà khắc của môi trường và thích hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam, và gỗ sồi cũng có những đặc tính ưu việt như:
- Gỗ sồi có kết cấu bền, tuy nhiên trọng lượng gỗ sồi thì lại nhẹ hơn so với những dòng gỗ khác
- Bề mặt của gỗ sồi tự nhiên rất mịn, thớ và vân gỗ thì rất đều, cho màu sắc đẹp, sáng.
- Những cây sồi già (trên 80 năm tuổi) thì sẽ sở hữu hệ vân gỗ khá đẹp và có độ cứng hoàn hảo. Chúng chịu được những lực tác động khá lớn mà không gây ảnh hưởng đến biến dạng, cong vênh.
- Gỗ sồi tự nhiên rất dễ gia công, và có khả năng bắt được vít tốt. Thế nên chúng phù hợp với mọi phong cách nội thất khác nhau.
- Chịu máy tốt, có độ bám dính chắc chắn vào đinh tốt dù là khoan ngay trước thời điểm đóng
- Tâm sồi Gỗ có thể chống sâu, mối mọt cực kỳ tốt, hoàn toàn không hề thấm chất bảo quản
- Chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt do được sinh trưởng ở nơi khí hậu lạnh giá
- Đường vân gỗ sồi tương đối đều, nhìn khá đẹp mắt
- Có độ bóng, giúp các sản phẩm là từ gỗ này thêm bóng, đẹp hơn
- Cực chắc, nặng, chịu nén tốt, dễ uốn khi gặp nước
Nhược điểm của gỗ sồi
Ngoài những ưu điểm thì gỗ sồi cũng có những hạn chế như:
- Gỗ sồi là gỗ tự nhiên nên khả năng khô chậm vì thế nếu không được xử lý kỹ càng thì khi sử dụng sẽ dễ bị nứt gãy, cong vênh
- Gỗ sồi tự nhiên thì có độ giãn nở khá cao khi ngậm nước hay để ngoài không khí thì có độ ẩm cao.
- Gỗ sẽ phản ứng vớt sắt nên khi tiến hành khai thác cần dùng đinh mạ kèm nhằm tránh sự cố đáng tiếc xảy ra
- Gỗ dễ bị biến dạng khi đã khô do có độ co rút khá lớn
Gỗ sồi tự nhiên có mấy loại?
Gỗ sồi tự nhiên thường được phân làm 2 loại chính là gỗ sồi Nga và Gỗ Sồi Mỹ. Vậy 2 loại gỗ sồi này có đặc điểm, khác nhau như thế nào? Và Gỗ sồi nga và gỗ sồi mỹ loại nào tốt hơn?
Gỗ sồi Mỹ (Oak)
Gỗ sồi Mỹ là loại gỗ sồi có nguồn gốc từ châu Mỹ
Đặc tính vật lý
- Gỗ sồi Mỹ thì có khả năng chóng chịu lực khá tốt. Độ kháng cũng như va chạm của gỗ sồi Mỹ thì cũng thuộc loại tốt.
- Chất gỗ sồi Mỹ khá cứng và chặt thớ gỗ hơn gỗ tân bị
- Gỗ sồi Mỹ thì có phản ứng với đinh sắt nên buộc phải dùng ốc vít hay mạ kẽm.
- Lõi sồi Mỹ thì có khả năng chống kháng mối mọt cực tốt.
- Tuy nhiên chúng lại có nhược điểm là dễ bị biến dạng, co giãn khi điều kiện thời tiết khác nhau
Cách nhận biết
Màu sắc: Màu gỗ sồi Mỹ tuy sáng nhưng vẫn tối hơn gỗ tân bì.
Thớ gỗ: Lại vô cùng nhỏ, mịn màng hơn gỗ tân bì với nhiều vân gỗ nhỏ sạm đứt quãng.
Ứng dụng
Hiện nay, dòng gỗ sồi Mỹ được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội thất, cửa khuôn, hay các vật liệu kiến trúc, gờ trang trí cao cấp, tủ bếp gia đình, gỗ ốp tường, hoặc các dụng cụ thể thao, tay cầm các loại dụng cụ dao.
Trong loại gỗ sồi My Oak thì có 2 loại nữa là gỗ Sồi Đỏ (Red Oak) và gỗ Sồi Trắng (White Oak).
- Gỗ sồi đỏ
Gỗ Sồi đỏ có khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng 6583N, dát gỗ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu hồng, gỗ sồi đỏ cứng và nặng, chịu lực xoắn và độ chắc trung bình, độ lực nén cao. Gỗ sồi đỏ là loại cây lớn nhất, phát triển nhiều trong các cánh rừng gỗ cứng miền Đông, sồi đỏ có 8 loại được thương mại hóa, được phân bố rộng khắp miền Đông nước Mỹ.
Tâm gỗ thì có màu nâu đỏ hồng. Về đặc tính vật lý thì gỗ sồi Đỏ cứng và nặng hơn nên khả năng chịu được lực xoắn và độ nén cao, độ chắc trung bình, dễ uốn cong bằng hơi nước.
Mỗi loại sồi đỏ đề có những đặc điểm vật lý khác nhau, nhưng đều có khả năng tạo hình uốn lượn. gỗ sồi đỏ phổ biến nhất với màu phớt hồng, với trọng lượng riêng nhẹ hơn so với gỗ sồi trắng, gỗ sồi trắng có tom gỗ và vân gỗ thưa và rộng hơn khá giống gỗ Beech.
Gỗ sồi đỏ có thể sơn màu và đánh bóng để trở thành phẩm tốt hơn nhờ độ bám dính của gỗ thay đổi, gỗ sồi đỏ có khả năng chịu máy tốt, độ bám dính và ốc vít cao mặc gì phải khoan gỗ trước khi đóng đinh, trong quá trình chế biến, người thực hiện cần phải cẩn thận, tỉ mỉ để tránh nguy cơ nứt gỗ và biến dạng.
Gỗ sồi đỏ không có cấu trúc “ dạng trai” như gỗ sồi trắng nên những thùng đựng rượu từ gỗ sồi đỏ sẽ bị rò rỉ rượu ra bên ngoài, gỗ sồi đỏ chống mục rữa, thối nát tương đối tốt nên thường được sử dụng đồ nội thất như cửa cao cấp, ván lót sàn, tủ bếp, gỗ chạm kiến trúc, gỗ trang trí, ván lót, ván đóng thùng, cầu gỗ, đường sắt, hộp nữ trang…
Gỗ sồi đỏ và gỗ sồi trắng đều là hai loại gỗ có khả năng chống vết lõm và vết trầy xước rất mạnh mẽ, có độ chịu lực nén và lực uốn xoắn trung bình, độ chắc thấp những bù lại gỗ rất dễ uốn cong bằng hơi nước, tâm gỗ có thể kháng sâu bọ, mọt gỗ và bọ sừng, gỗ có chất lượng cao, dát gỗ không thấm chất bảo quản.
- Gỗ sồi trắng
Gỗ Sồi trắng thì có tên gọi khoa học là White Oak. Khối lượng trung bình của gỗ sồi trắng là khoảng 769/m3, độ cứng là 6049N. Dát gỗ thì có màu nhạt, tâm gỗ thì có màu nâu nhạt đến sậm.
Đặc biệt, tâm gỗ sồi trắng có khả năng kháng được sâu mọt tấn công vì trong sồi trắng có chứa hàm lượng tannin rất cao. Hầu hết, sồi trắng đều cho vân gỗ thẳng, mặt gỗ trung bình đến tho với tia gỗ dài hơn sồi đỏ.
Gỗ sồi trắng có tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm, gỗ sồi trắng cứng và nặng, có cấu trúc vân gỗ đẹp thẳng dài hơn so với gỗ sồi đỏ, loại gỗ này có khả năng kháng sâu mọt tấn công do có hàm lượng tannin cao.
Bởi có khả năng chống thấm rất sâu nên gỗ sồi trắng nên gỗ sồi trắng thường được sử dụng để đóng thuyền và dùng cho các dự án ngoài trời, chẳng hạn như sàn, gỗ sồi trắng rất dễ dàng gắn keo và mất các vết bẩn nó cũng có một mùi hương hấp dẫn.
Gỗ sồi trắng có độ liên kết tốt hơn, cấu trúc tom gỗ rất mau, hình vân thẳng rõ rang, chop vân cao nhọn, biên độ vân hẹp hơn sồi đỏ, tạo nên những sản phẩm có nét đặc trưng riêng.
=> Nếu so sáng về mức độ sử dụng thì gỗ sồi trắng vẫn được ưa chuộn và sử dụng nhiều hơn gỗ sồi đỏ.
Gỗ sồi Nga – Gỗ tân bì (Ash)
Gỗ sồi nga còn có tên gọi khác là gỗ tân bì tên khoa học là Ash. Đây là dòng gỗ được nhập chính từ châu Âu.
Đặc tính vật lý
Gỗ tân bì thì có đặc điểm là thớ gỗ to và thô hơn gỗ sồi Mỹ. Và độ mềm hay độ co dãn khi thời tiết biến đổi nhiều hơn gỗ sồi Mỹ.
Tuy nhiên, chúng lại gia công chế tác khá thuận tiện hơn gỗ sồi Mỹ.
Cách nhận biết
Màu gỗ: Thì cho màu nhạt đến gần trắng, tâm gỗ thì có màu sắc vô cùng đa đạng từ nâu xám, đến nâu nhạt hay vạng nhạt sọc nâu.
Vân gỗ: Thì dạng thẳng, mặt gỗ thô và đều hơn. So với gỗ sồi Mỹ thì vân gỗ sồi trắng (tân bì) thì hơn, màu sắc cũng sáng hơn gỗ sồi Mỹ.
Ứng dụng
Với đặc tính mềm vời gỗ sồ Mỹ thế nên gỗ sồi Nga dễ thi công hơn. Gỗ sồi Nga hay được dùng để đóng đồ nội thất ván sàn, cửa kính hay đồ gỗ chạm khắc, hay tủ bếp, sàn gỗ, ốp tường….
Như vậy, mỗi dòng sồi Nga hay sồi Mỹ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhìn vào đặc điểm, tính ứng dụng cũng như giá thành thì hầu như các nhà sản xuất đều lựa chọn gỗ sồi Mỹ để thi công tủ bếp, và đồ nội thất vì tuổi thọ của chúng lên tới 20 năm.
Ứng dụng gỗ sồi tự nhiên trong sản xuất
Gỗ Sồi thường được ứng dụng làm cửa cao cấp, ván sàn, tủ bếp, bàn ghế, cầu gỗ, ván đóng thùng,các tòa nhà khung gỗ và veener.
Và do có cấu trúc dạng trai, nước không thấm qua nên gỗ Sồi còn được sử dụng làm thùng đựng rượu, đóng thuyền và nội thất ngoài trời.
Và với xu hướng hiện nay thì gỗ Sồi đang được sử dụng để xây trong nhà, các sản phẩm nội thất, sản xuất dụng cụ gia đình và trong ngành công nghiệp, nhất là sử dụng làm tủ bếp, sàn chống nước, các vật dung trong nhà tắm.
Gỗ sồi làm bàn ghế
Hiện nay, gỗ sồi được ứng dụng vào trong thiết kế bàn ghế phòng khách, bàn ghế phòng ăn cho gia đình.
Mới màu vân gỗ sáng, gam màu nhẹ nhàng, thanh thoát, bắt mắt và gây được sức cuốn hút đối nên nhiều gia đình sử dụng dòng bàn ghế gỗ sồi tự nhiên cho phòng khách nhà mình.
Gỗ sồi làm cầu thang
Cầu thang được làm từ dòng gỗ sồi tự nhiên với đặc tính nổi trội là có khả năng chịu nước và chịu được lực nén vô cùng tốt.
Đặc biệt, sản phẩm này còn có khả năng chống trầy xước cao, thế nên gỗ sồi được ứng dụng để sản xuất làm cầu thang cao cấp, bền đẹp cho gia đình.
Gỗ sồi làm bàn thờ
Để làm bàn thờ gia tiên thì nhiều công ty lựa chọn chất liệu: gỗ óc chó, căm xe, gỗ sồi Nga hay gỗ sồi Mỹ….để làm bàn thờ.
Vì đây là những dòng gỗ đạt chất lượng chuẩn nên mang đến vẻ đẹp thẫm mỹ và thể hiện được đẳng cấp, sang trọng cho ngôi nhà.
Gỗ sồi làm giường
Hiện nay, giường ngủ gia đình cũng hay được nhiều đơn vị sản xuất lựa chọn vì nó mang đến vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc tươi sáng, hiện đại cho ngôi nhà.
Hơn nữa, gỗ sồi tự nhiên lại có độ bền cao, do đó đồ nội thất được làm từ gỗ sồi khá ưa chuộng tại Việt Nam.
Gỗ sồi làm tủ bếp
Hiện nay, dòng tủ bếp gỗ sồi tự nhiên được rất nhiều gia chủ yêu thích lựa chọn để bài trí cho căn bếp gia đình. Vì gỗ sồi khá chắc chắn, lại bền bỉ theo dòng thời gian.
Hơn nữa, gỗ sồi mang màu sắc đẹp của thiên nhiên với đường vân gỗ cực sáng, màu sắc gỗ có màu vàng nhạt, đặc biệt chất gỗ có thể đục chạm họa tiết hoa văn. Thế nên, tủ bếp gỗ sồi tự nhiên được khá nhiều đơn vị dùng để sản xuất là thế.
Tổng hợp các mẫu nội thất được làm từ gỗ sồi tự nhiên
Tủ bếp Minh Long là công ty, xưởng sản xuất chuyên thiết kế thi công tủ bếp, nội thất căn hộ, nhà phố và biệt thự tại khu vực TPHCM