Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204

Như bạn đã biết inox được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ dùng, sản xuất nội thất và cả xây dựng. Với mỗi dòng sản phẩm sẽ sử dụng những loại inox có đặc tính khá nhau, hôm nay Minh Long sẽ giới thiệu đến bạn đặc điểm của 10 loại inox phổ biến nhất nhé!

Inox là gì?

“Inox” là từ viết tắt của tiếng Pháp “Inoxidable“, nghĩa là không bị rỉ sét. Trong từ ngữ tiếng Việt, “từ nox được sử dụng để chỉ đến dòng thép không gỉ, đây là một loại hợp kim của sắt (Fe) chứa ít nhất 10,5% crôm và ít nhất 50% sắt. Trong các hợp kim làm inox còn chứa carbon, một phần tử quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc và độ bền của tất cả các loại inox dùng trong sản xuất.

Thép không gỉ có khả năng chống lại sự ăn mòn và rỉ sét, cũng như khả năng chịu được nhiệt độ cao. Nhờ có tính thẩm mỹ cao nên inox thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm gia dụng, đồ gia dụng, thiết bị y tế, và đặc biệt là trong sản xuất nội thất.

Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204

Đặc tính của các loại inox dùng trong nội thất

Trong ngành sản xuất nội thất, inox được sử dụng phải đảm bảo tính năng bền màu, không gỉ sét và khả năng chịu lực tốt. Các đặc tính của dòng inox dùng trong sản xuất nội thất được đánh giá dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Những đặc tính nỏi bật như:

  • Tốc độ hóa rèn cao
  • Độ bền dẻo của inox ở mức tốt, dễ dàng gia công
  • Độ phản ứng từ tính kém, một số inox hầu như không có tính từ
  • Các hợp chất của inox tạo nên một độ bóng đẹp cho các sản phẩm nội thất
  • Inox có thể chịu nhiệt khá cao, giới hạn nóng chảy lên từ 1000 – 1200 độ C

Những đặc tính này là để nói chung cho một số dòng inox làm nội thất, mở rộng ra thì inox còn dùng trong sản xuất thiết bị y tế, đồ dùng hàng ngày nên có rất nhiều loại inox khác nhau. Cùng tìm hiểu đặc điểm của từng loại inox phổ biến trên thị trường cùng Minh Long nhé!

Đặc điểm của 10 loại Inox phổ biến trên thị trường: inox 304 , 201 , 202 , 316 , 430 , 403 , 410 , 310s , 420 , 303

Theo tiêu chuẩn ASTM International – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ghi nhận có khoảng 150 loại inox khác nhau. Những loại inox này được chia thành 7 nhóm, trong đó có 10 loại inox phổ biến bao gồm inox 304, 201, 202, 316, 430, 403, 410, 310s, 420 và 303. Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá từng đặc điểm,  ứng dụng của từng loại inox này!

Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204
Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204

Inox 304

Inox 304 hay còn gọi cái tên khác là SUS 304, loại thép không gỉ được đánh giá tốt nhất trong các dòng inox sản xuất nội thất. Trong bảng thành phần của inox 304 có chứa hàm lượng niken (một loại kim loại màu trắng bạc) cao hơn những loại khác, giúp cho độ bóng đẹp của inox 304 vượt trội hơn.

Nhờ sự cân bằng của các hợp kim tạo thành inox 304 mà nó có tính năng vượt trội hơn, khả năng kháng ăn mòn và bề ngoài sáng bóng. Ngoài ra, inox 304 có độ bền cao, có thể dát mỏng hoặc uốn cong dễ dàng nên được ứng dụng  rộng rãi:

  • Sản xuất nội thất như tủ bếp, bộ bàn ăn, chậu rửa, bồn tắm, vòi sen, khay chén đĩa,..
  • Ngành y tế như các thiết bị y tế, bồn chứa, bể lọc, thiết bị máy móc y tế
  • Ngành sản xuất ô tô như đồng hồ đo nhiên liệu, bình đựng xăng ống xả
  • Ngành sản xuất đồ gia dụng như ly, tô, chén,đũa, đồng hồ, và các sản phẩm trang trí
Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204
Ứng dụng inox để làm tủ bếp nâng cao chất lượng và tuổi thọ

Xem thêm >>> TỦ BẾP INOX 304 CÁNH KÍNH CAO CẤP VỚI 7 LỢI ÍCH BẤT NGỜ <<<

Inox 201

inox 201 là một loại thép không gỉ gần giống với 304, nhưng hàm lượng crom trong nhóm inox này cao hơn. Điều này làm cho inox 203 có khả năng chống ăn mòn thấp, độ cứng và khả năng chịu nhiệt thấp hơn so với inox 304. Điểm cộng là inox 201 có độ sáng bóng hơn, giá thành cũng rẻ hơn nên có thể sản xuất trong nội thất, y tế và các ngành khác đều được.

Inox 202

Inox 202 cũng nằm chung nhóm với inox 201 trong số 7 nhóm inox mà Minh Long đã giới thiệu phía trên. Đặc điểm của inox 202 là hàm lượng mangan trong nhóm 202 khá cao, mà đây là một nguyên tố khá độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì lý do này nên inox 202 không được khuyến khích để sản xuất cho những dụng cụ nấu ăn, dụng nhà bếp nói chung.

Inox 316

Trong hàm lượng các hợp kim của 316 có chứa Molypden – một chất có tính dẻo và dễ uốn cong. Nhờ đó mà dòng inox 316 có tính chống ăn mòn, chống được mòn nút và khả năng chịu nhiệt cao hơn tất cả các loại inox khác. Có thể nói, inox 316 là một vật liệu lý tưởng để sản xuất các sản phẩm chịu tác động môi trường khắc nghiệt. Điển hình là trong công nghiệp hóa chất, sản xuất ống dẫn dầu, bồn chứa hóa chất, lan can chịu hóa chất và các sản phẩm như lò nướng bếp nướng.

Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204
Dùng inox 316 để sản xuất các thiết bị nhà bếp như bồn rửa, không bị hoen gỉ trong mọi môi trường

Inox 403

Inox 403 là một loại thép không gỉ được chế tạo với hàm lượng carbon thấp (khoảng 0,05-0,08%), chứa khoảng 11,5-13,5% Cr và ít hơn 1% Niken. Với lượng carbon thấp, Inox 403 có độ dẻo và độ cứng thấp hơn so với các loại thép không gỉ khác. Vì vậy, nó không phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng chống ăn mòn cao.

Inox 430

Inox 430 có chứa hàm lượng sắt cao, vì vậy mà tốc độ oxy hóa của nó cũng nhanh hơn các dòng inox khác. Ưu điểm của inox 430 là không gây hại đến sức khỏe, không chứa mangan và có khả năng tản nhiệt lớn nên được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nhà bếp.

Inox 410

Hàm lượng Carbon trong inox 410 chứa từ 0.15 – .65%, mang lại ưu điểm chống mài mòn, có độ cứng cao nên khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên độ cứng cao cũng là một nhược điểm khiến cho quá trình gia công gặp khó khăn, đặc biệt là những vật dụng đòi hỏi thiết kế tỉ mỉ nhiều chi tiết.

Inox 310s

Inox 310s ở đây là tên gọi tắt của inox 310 special, để so sánh với inox 310L – low carbon. Dùng để phân biệt dòng inox 310s có tính năng tốt hơn những dòng khác. Hàm lượng hợp kim của inox 310s chứa 25% Cr, 22% Niken và một số tạp chất, thường được ứng dụng làm máy móc, ống dẫn khí đốt và các thiết bị dùng trong xử lý hóa chất.

Inox 420

Inox 420 có tính chống ăn mòn khá cao, độ cứng cao nhưng lại có thể gia công tốt nên được ứng dụng cho các sản phẩm cơ khí. Hàm lượng carbon trong inox 420 chứa khoảng 12%, được dùng là lưỡi cưa, sản xuất dao kéo, đồ gá và các bộ phận máy móc yêu cầu độ bền cao. Ngoài ra, inox 420 cũng được ứng dụng để làm thanh trượt, vòng bi và các chi tiết máy.

Inox 303

Inox 303 có độ cứng và độ bền cao, chịu được mài mòn, oxy hóa và ăn mòn hóa học. Nó cũng có tính chống gỉ tốt và khả năng gia công tốt, cho phép dễ dàng cắt, mài và đột lỗ. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng cơ khí và chế tạo máy, chẳng hạn như trong sản xuất bulông, ốc vít, vặn và các bộ phận máy móc khác.

Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204
Ứng dụng của inox 303 dùng làm đầu nối ốc vít

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về inox

Có thể nói inox là một dòng chất liệu đáp ứng được tất cả tiêu chí về giá cả – độ bền và màu sắc

Inox có dẫn điện không?

Inox không thể cách điện, vì nó là một kim loại dẫn điện tốt. Tuy nhiên, nếu inox được bao phủ bởi một lớp sơn điện như sơn hoặc chất phủ bảo vệ, thì nó có thể trở thành một vật liệu cách điện tương đối tốt.

Ngoài ra, nếu inox được gia công thành các hình dạng phức tạp như tấm, thanh, ống,… thì các bộ phận này có thể được lắp đặt với nhau để tạo thành cấu trúc cách điện, nhưng đó không phải là do inox mà là do thiết kế và cách lắp ráp.

Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204
Thùng inox 304 đã sử lý sơn tĩnh điện

Inox có thể chống được oxy hóa trong bao nhiêu năm?

Khả năng chống oxy hóa của inox phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó, điều kiện môi trường và cách thức bảo quản. Tuy nhiên, các loại inox chất lượng cao như 304, 201, 430 và 316 thường có khả năng chống oxy hóa tốt và có thể kéo dài đến hàng chục năm trong điều kiện môi trường bình thường.

Tấm inox 304, inox 201 và inox 430 có bị gỉ không?

Về cơ bản thì inox sẽ không bị gỉ trong điều kiện thường, tuy nhiên thực tế thì chỉ có inox 304 có thể cam kết không bị gỉ dưới mọi hoàn cảnh, mọi môi trường. Ngoài ra, inox 201 và inox 430 có những tính chất như:

  • Inox 201 dễ bị gỉ khi tiếp xúc với không khí bên ngoài, bị bẩn, đặc biệt là môi trường muỗi và axit.
  • Với inox 430 chứa nhiều tạp chất, khả năng chống hoan gỉ gần như bằng 0. Vì thế khi sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng bị hoen gỉ.

Nhờ đặc tính nổi bật này mà inox 304 cũng được ứng dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong sản xuất nội thất tủ bếp. Nhưng cũng vì thế mà có nhiều dòng inox kém chất lượng ra đời gắn mác inox 304 được bán ra với giá thành rẻ, vì vậy bạn cũng nên có một số mẹo nhện biết inox 304.

Đặc điểm của 10 loại inox phổ biến: 304, 201, 316, 403, 430, 410, 310s, 420, 303, 204
Ứng dụng inox làm tủ bếp tăng khả năng chịu lực

Cách nhận biết Inox 304 như nào?

Bạn có thể nhận biến inox 304 bằng những mẹo hữu ích như:

  • Sử dụng nam châm đẻ kiểm tra tính từ của inox, nếu không bị hút bởi nam châm là inox 304
  • Dùng axit để kiểm tra mức phản ứng, nếu inox 304 thì không có hiện tượng gì, nếu bị sủi bọt tức là trong inox chứa nhiều sắt hơn, không phải inox 304
  • Đánh giá độ sáng bóng và độ dẻo: Inox 304 có về mặt màu trắng bạc sáng bóng, dẻo hơn những dòng inox khác, có thể uốn cong dễ

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về đặc điểm của 10 loại inox phổ biến nhất cũng như ứng dụng của từng loại trong sản xuất. Hy vọng những thông tin hữu ích có thể giúp bạn đánh giá inox một cách chính xác nhất. Để tìm hiểu thêm về chất liệu làm nội thất khác, bạn có thể tham khảo thêm tại Tủ bếp Minh Long!

    Để lại thông tin để được tư vấn





    0906.764.333